Nhận định, soi kèo Sydney vs Adelaide United, 13h00 ngày 1/2: 3 điểm xa nhà
(责任编辑:Thời sự)
- Nhận định, soi kèo Ajman Club vs Al Wahda, 20h15 ngày 31/1: Nhảy vọt trên BXH
- Tần suất giao tiếp với con càng nhiều thì cha mẹ càng phải cẩn trọng với mọi lời nói cùng con. Hãy tránh những câu nói dưới đây và cố gắng biến khoảng thời gian nghỉ dịch trở thành khoảng thời gian ý nghĩa bên con.
"Bố/mẹ đang bận"
Bố mẹ nào thì cũng không thể tránh khỏi những lúc bận rộn và cần những phút giây yên tĩnh. Tuy nhiên, khi bạn cứ thường xuyên nói với con những câu như "Đừng làm phiền bố/mẹ.", "Bố/Mẹ đang bận" thì sẽ dần dần tạo nên một bức tường ngăn cách với con cái.
Sự từ chối liên tục từ bạn có thể khiến bé bị tổn thương và sinh ra trầm cảm vì nghĩ rằng không ai cần mình nữa. Các con sẽ có xu hướng ít chia sẻ và bày tỏ với bố/mẹ khi lớn lên.
Thay vì thế, mẹ hãy chia sẻ với trẻ lí do vì sao bố/mẹ bận và yêu cầu con tạm thời yên tĩnh một lúc: "Bố/mẹ còn phải làm nốt việc này nữa. Con ngoan ngồi vẽ tranh một lát nhé. Rồi lát nữa bố/mẹ con mình đi chơi sau".
Không ăn hết cơm thì con sẽ không được ăn bánh'
Những câu nói như: "Có ăn không thì bảo, con mà không ăn là mẹ đánh đấy", "Con không ăn là ma đến bắt đi đấy" hoặc "Không ăn hết cơm thì con sẽ không được ăn bánh"... dễ khiến trẻ cảm thấy như đang bị phạt và giảm hẳn cảm giác ngon miệng. Nếu bạn cứ tiếp tục dọa nạt bé như vậy, bé sẽ bị ức chế tâm lý, cơ thể khó hấp thụ được chất dinh dưỡng có trong thức ăn. Ngoài ra, bạn đã xây dựng ở bé một nỗi sợ vô hình về mọi thứ. Điều này chỉ khiến bé thêm nhút nhát, e dè, ngại hòa nhập với thế giới xung quanh. Hãy thử cách thay đổi ngôn từ, cử chỉ, dù những thứ đó là nhỏ, nhưng sẽ có tác động lớn. Ví như: "Chúng ta sẽ ăn bữa chính, sau đó mới tới ăn tráng miệng".
Hoàn toàn sai
"Con lúc nào cũng…", "Con không bao giờ…". Ở trung tâm của những câu nói này là những "cái nhãn" có thể được gắn vào con trẻ suốt cả đời. Nếu cha mẹ thường xuyên trách cứ con rằng bé "luôn luôn" quên rửa tay trước khi ăn, có thể khiến con dễ trở thành một người sau này không bao giờ rửa tay trước khi ăn. Thay vì thế, hãy hỏi con xem bạn có thể giúp con thay đổi bằng cách nào: "Mẹ để ý thấy hình như con ít nhớ được việc rửa tay trước khi ăn. Mẹ con mình thử nghĩ xem có giải pháp nào hay hay để con nhớ tốt hơn không nhé!" Như vậy sẽ tốt hơn cho bé rất nhiều.
Đã bảo rồi!
Bạn liên tục bảo với con rằng nếu cứ chơi điện tử suốt buổi chiều, thì sẽ không còn thời gian để chuẩn bị cho bài kiểm tra toán ngày hôm sau. Và sự thể thế nào? Vì không học bài kỹ, con bạn làm bài không tốt thật! Nhưng câu nói "Mẹ đã nói rồi!" chỉ nói với bé rằng cha mẹ luôn đúng và ngược lại, con luôn sai. Thay vì thế, hãy chỉ ra những kết quả tích cực nếu con làm theo lời bạn. Ví dụ, bạn nhắc con đi học bài, và nói: "Con mà học bài kỹ, chắc chắn con sẽ làm tốt bài kiểm tra, đúng không con?" Như thế sẽ giống như đặt quyền kiểm soát và lòng tin vào con bạn hơn.
"Con thật hư"
Bạn nghĩ nói vậy sẽ giúp bé kiểm soát hành vi của mình và tự sửa chữa những hành vi xấu. Nhưng thực tế, câu nói này của bạn chỉ khiến bé tin rằng bé hư thật mà thôi. Thay vì nói "Con hư thế" bạn có thể nhẹ nhàng "Mẹ không bằng lòng khi con cư xử như vậy". Sau đó, bạn có thể gợi ý con cách thực hiện những hành vi tốt hơn.
"Dễ vậy mà con cũng không biết à"
Một trong những cách tệ nhất bạn có thể khiến bé lo lắng là mắng mỏ, chê bai bé. Điều này khiến cho bé cảm thấy sợ hãi, không dám hỏi thêm bạn điều gì nữa vì sợ bạn nổi giận.
Gợi ý dành cho bạn: Bạn nên bình tĩnh chỉ dẫn bé làm lại từ đầu. Khuyến khích để bé tập trung hoàn thành từng phần việc nhỏ một, từ việc dễ đến việc khó, từ những việc đơn giản đến những phần việc phức tạp hơn. Không nên cười chê, chế nhạo nếu chẳng may bé không tự mình làm được. Thay vào đó, bạn nên tạo không khí vui vẻ để bé không bị căng thẳng khi bạn hướng dẫn bé làm một việc nào đó.
Theo Gia Đình và Xã Hội
Cách để cha mẹ kết nối với con tuổi vị thành niên
Ba điều cơ bản bạn cần có để kết nối với đứa con của mình: một tâm hồn cởi mở, một tư tưởng bình đẳng và một thái độ hỗ trợ.
" alt="Ở nhà cùng con, cha mẹ cần kiềm chế những câu như thế này" />Ở nhà cùng con, cha mẹ cần kiềm chế những câu như thế này - Tuổi trẻ tôi cũng yêu đương vài mối nhưng rồi đều không đi đến đâu cả, họ đều không chịu được một kẻ "cuồng việc" như tôi.
Tính tôi là vậy, nhỏ đi học thì đặt mục tiêu phải là đứa đứng đầu lớp, lớn đi làm thì đặt mục tiêu phải là người xuất sắc nhất, không chỉ hoàn thành công việc đúng trách nhiệm mà phải vượt chỉ tiêu, trước deadline.
Công việc thăng tiến cùng lúc với từng người tình cứ bỏ tôi mà đi, người thì lén lút gặp đối tượng khác sau lưng tôi những lúc tôi căng thẳng bù đầu hoàn thành dự án, người thì nói thẳng với tôi rằng tôi có lẽ chỉ cần kết hôn với công việc của mình thôi, đừng lấy ai mà tội cho người đó và những đứa con hai người sẽ có sau này.
Gần 40 tuổi, tôi đã lên được vị trí giám đốc dự án, quản lý hơn 50 nhân sự trong một team xuất sắc nhất mang về phần lớn lợi nhuận cho công ty. Các sếp không bạc đãi tôi, thậm chí trả công tôi hậu hĩnh nên ngoài nhà, ngoài xe, tôi còn có tiền gửi ngân hàng và sở hữu khối cổ phiếu không nhỏ của công ty giá vẫn đang rất tốt.
Tôi chỉ thiếu tình cảm mà thôi, nhiều tối muộn ở một mình trong căn hộ xinh đẹp nhưng tôi thấy trống trải vô cùng, phải chi mình có một người bạn để cùng nhấm nháp chút rượu vang, ăn nhẹ một cái gì đó, cùng xem phim và trò chuyện thì vui biết mấy.
Vũ bước vào cuộc đời tôi ngay khi ước ao đó của tôi ngày một lớn. Anh là nhân sự mới trong đội tôi phụ trách, kém tôi đến gần chục tuổi nhưng luôn có phong thái rất đạo mạo, chững chạc.
Cần phải nhấn mạnh rằng để vào được đội tôi đều phải là những người xuất sắc, tài năng đã được ban giám đốc công nhận mới có thể bước chân vào. Năng lực nghiệp vụ của Vũ không có gì cần bàn, anh còn có thêm lợi thế là rất thông minh, ăn nói đầy thuyết phục, có óc hài hước nữa.
Những cuộc gặp gỡ khách hàng nếu có Vũ đi cùng thì phần lớn là thuận lợi. Vũ hay gọi tôi là "chị đẹp", lúc mới vào đã chủ động chat bàn công việc với tôi, rồi hỏi han cả chuyện riêng, rồi mua đồ ăn trưa, ăn chiều cho tôi, rồi rủ tôi đi ăn trưa chỉ có hai người nữa.
Tình ý của Vũ với tôi vô cùng rõ ràng. Anh nói không thể hình dung nổi một bông hoa có cả hương lẫn sắc như tôi mà lại ẩn mình lâu như vậy, đến giờ còn chưa kết hôn, anh nói đầy ẩn ý rằng rất mong muốn được là người sẽ hái bông hoa đó, nếu tôi cho phép.
Có thể là do tính thời điểm, tôi đang cần một người đàn ông nên nhanh chóng bị Vũ tán đổ. Mọi người trong công ty biết chuyện cũng ra sức đẩy thuyền, ai cũng bảo tình yêu không phân biệt tuổi tác đâu, Vũ là người có tài, rất hợp với tôi đấy.
Từ một người tối ngày lủi thủi, tôi đã có bạn đến căn hộ của mình, làm những điều như tôi ước ao: Nhấm nháp rượu vang, ăn mỳ Ý do Vũ nấu, ăn nho do Vũ mang sang, xem phim tình cảm lãng mạn cùng nhau, và làm tình ở bất cứ đâu trong căn hộ xinh xắn của tôi nữa.
Sau 6 tháng hò hẹn lâng lâng hạnh phúc, chúng tôi quyết định đi đến hôn nhân. Vũ thuyết phục tôi rằng sự nghiệp đã có rồi, giờ là lúc tôi nên tập trung lo cho gia đình, sinh cho anh những đứa con xinh như tôi và chăm sóc nuôi dạy chúng được giỏi như tôi nữa.
Nghe lời chồng, tôi chuyển giao tài khoản chứng khoán của mình cho anh nắm giữ và tự quyết định đầu tư. Số tiền gửi trong ngân hàng chưa dùng đến cũng gộp cùng với tiền của anh để đầu tư bất động sản, do Vũ nói có mối thân quen mua được dự án giá siêu tốt. Tôi chỉ còn tập trung vào việc ở công ty, dẫn dắt đội làm đúng trách nhiệm công ty giao phó.
Tôi u mê trong hạnh phúc với chồng trẻ nên đánh rơi mất sự khôn ngoan của mình, rất nhiều việc tôi đã không tự mình đi xác minh, tuyệt đối tin chồng khi anh nói đã lo xong xuôi tất cả.
Cho đến ngày liên tiếp các khoản đầu tư của anh được báo là thua lỗ, tôi không thể tin tại sao một người thông minh, xuất sắc như Vũ lại đưa ra những quyết định đầu tư như vậy, cho nên tôi đã bí mật nhờ bạn bè và cấp dưới điều tra tìm hiểu thông tin, cuối cùng phát hiện ra chính chồng tôi móc nối với một người khác để chuyển khối tài sản của tôi đi chỗ khác trong khi về báo với vợ là làm ăn thua lỗ. Người khác đó là nhân tình của anh.
Tôi ngã quỵ trước sự thật mà người bạn nói với mình. Anh chồng trẻ, đẹp, tài giỏi lại yêu thương vợ rất mực của tôi hóa ra ngay từ đầu đến với tôi đã là có mục đích. Giờ tôi chưa biết nên xử lý mọi chuyện thế nào. Tôi vẫn chưa kịp có con, ly hôn thì chưa ràng buộc con cái nhưng số tài sản tôi đã giao cho Vũ sẽ mất trắng.
Nếu nấn ná ở lại cuộc hôn nhân này để nghĩ cách lấy lại tài sản thì thực lòng tôi lo lắng khi kề cận bên một kẻ ăn ở hai lòng, bên ngoài ấm áp bên trong bụng chứa toàn dao găm sắc lạnh. Tôi cũng lo sợ sự ngọt ngào của anh ta rồi lại khiến tôi mờ mắt. Tôi phải làm sao bây giờ?
Theo Dân Trí
Bỏ nhà lầu xe hơi, vợ tôi đi thuê trọ cùng tình trẻ
Tôi không hiểu cô ấy nghĩ gì khi ngoại tình với một người thua kém chồng về mọi mặt. Đã vậy, cô ấy còn muốn ly hôn và sẵn sàng ra đi với hai bàn tay trắng.
" alt="Mê muội trong tình yêu cuồng nhiệt của trai trẻ, tôi cay đắng với cú lừa" />Mê muội trong tình yêu cuồng nhiệt của trai trẻ, tôi cay đắng với cú lừa - Cô chỉ thu học phí "tượng trưng", để chúng tôi vì thương cha thương mẹ mà có trách nhiệm hơn trong việc học. Bạn nào hoàn cảnh khó khăn, cô miễn phí.
Nhờ những buổi học với cô mà tôi không còn sợ môn tiếng Anh nữa. Thi tốt nghiệp năm đó, cả nhóm đều đạt điểm cao môn này. Sau kỳ thi, chúng tôi ríu rít rủ nhau ghé thăm, đồng thời "báo công" với cô. Cô trò hân hoan chúc mừng nhau. Nhưng cuối chuyện vui là lúc bùi ngùi. Cô san sẻ ít nhiều áp lực mình phải đối mặt khi dạy kèm học trò như thế. Có những gia đình không cho con đi học (kể cả học miễn phí), nhưng lại bàn luận không hay, gây điều tiếng đến trường. Ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn cũng thường xuyên nhắc nhở vì sợ cô vi phạm các quy định, ảnh hưởng đến bản thân và đơn vị.
Chúng tôi lúc bấy giờ nghe thế, biết thế, chia sẻ với cô như thế, nhưng thực lòng không hiểu hết vấn đề, không hiểu nổi vì sao dạy học mà lại bị coi như chuyện gì sai trái.
Sau này đi học rồi đi làm trên thành phố, tôi thấy dạy thêm rất phổ biến và ngày càng lan rộng. Nỗi bức xúc của xã hội đối với tình trạng dạy thêm và học thêm cũng nặng nề hơn ở quê tôi ngày trước. Lúc này mọi sự đã rõ ràng hơn với tôi. Bên cạnh những thầy cô mở lớp một cách tâm huyết, thu học phí vừa phải, nhằm có thu nhập chính đáng như cô Nga, không ít giáo viên lợi dụng vị thế của mình để o ép, buộc học trò tới lớp học thêm. Nhiều đề kiểm tra, bài tập hoặc một số nội dung học trước, làm trước trong lớp dạy thêm sau đó được áp dụng trên lớp chính khóa khiến những em không học thêm gặp rất nhiều khó khăn. Thậm chí, một số giáo viên còn "đì" học trò nếu không học thêm với mình mà theo lớp của giáo viên khác.
Đầu năm học trước, một phụ huynh phản ánh với tôi, học lực con trai chị thuộc loại giỏi, thi đậu vào trường cấp ba với số điểm khá cao. Vậy mà trong loạt bài kiểm tra đầu năm lớp 10, có nhiều môn cháu nhận điểm dưới trung bình. Gia đình rất hoang mang. Sau đó chị được vài phụ huynh "mách nhỏ" hãy gởi cháu học thêm với thầy cô đang dạy. Chị đành nghe theo, quả thật vài tháng sau điểm số cải thiện ngay.
Và con chị biết rõ điều đó. Bọn trẻ mách nhau trên lớp. Nhóm trẻ đi học thêm vẫn thường úp mở xì xào trước về vài dạng đề sẽ xuất hiện trong bài kiểm tra học kỳ. Nếu may mắn, con chị sẽ được rò rỉ chút ít từ bạn nào đó "biết đề trước". Chị nói với tôi: Những đứa trẻ sẽ nghĩ gì nếu biết động cơ dạy thêm của thầy cô như vậy? Chúng có còn giữ được sự tôn sư trọng đạo cần thiết không?
Sau chuyện điểm số, đó là một nỗi lo khác của chị.
Trước thực trạng này, Dự thảo thông tư về dạy thêm, học thêm, đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo lấy ý kiến, nhận được sự quan tâm rất lớn. Theo Dự thảo, giáo viên được dạy thêm học sinh của mình ở ngoài trường, chỉ cần báo hiệu trưởng thay vì phải xin phép như hiện nay.
Học thêm trước hết là nhu cầu thực tế của học sinh, dù là để theo kịp bè bạn, tránh tụt lại phía sau; hay là để vượt lên giành lợi thế trong các cuộc cạnh tranh vào trường chuyên (thậm chí là trường công), trường đại học uy tín... Dạy thêm, cũng là mong muốn chính đáng của giáo viên, nhằm cải thiện thu nhập bằng kiến thức và kỹ năng của mình. Cấm dạy - học thêm tức là phủ nhận một nhu cầu có thật (nếu không nói là khá cao) của xã hội. Thực tế nhiều năm qua cho thấy, nhà quản lý đã "cấm" không nổi, càng cấm càng nảy sinh nhiều hình thức dạy học "chui".
Nếu Dự thảo được thông qua, giáo viên có thể đàng hoàng dạy thêm mà không phải sợ sệt hoặc trải qua những thủ tục nhiêu khê như trước. Quan trọng hơn, vị thế, hình ảnh người thầy sẽ khác, nếu họ không còn phải xuất hiện trước học sinh, phụ huynh với tư cách một người đang làm cái việc "không phải phép". Như mọi nghề khác, giáo viên được quyền cải thiện thu nhập bằng sức lao động của mình dựa vào việc cung cấp dịch vụ xã hội cần.
Nhưng cho phép dạy thêm không đồng nghĩa với việc thả nổi, buông xuôi những vấn đề tiêu cực nảy sinh do tình trạng biến tướng của hoạt động này.
Nhà làm chính sách cũng đã lưu ý đến vấn đề đó. Dự thảo đồng thời yêu cầu giáo viên cam kết không dùng bất kỳ hình thức nào ép các em học thêm. Giáo viên không sử dụng những ví dụ, câu hỏi, bài tập đã dạy thêm để kiểm tra, đánh giá học sinh.
Các biện pháp giám sát này theo tôi còn khá mơ hồ và chưa đủ mạnh để đảm bảo các lớp học thêm được mở ra là xuất phát từ cung - cầu thực sự, thay vì áp lực bất cân xứng, tạo ra từ người giữ vị thế quyết định điểm số. Tôi hình dung, nhiều giải pháp đồng bộ khác sẽ cần phải nghiên cứu để từng bước áp dụng.
Đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá học sinh là điều kiện trước hết và quan trọng nhất. Nếu các thầy cô tham gia dạy thêm không có quyền ra đề/ chọn đề thi; nếu đề thi giảm tải, đảm bảo bám sát kiến thức giáo khoa; nếu cách đánh giá, chấm điểm học sinh được minh bạch, công khai và khoa học hơn... hiện tượng "dùng đề thi để o ép, dùng điểm số để dọa dẫm" sẽ vì thế mà giảm bớt.
Ngoài ra, cần có cơ chế an toàn để phụ huynh và học sinh phản ánh các dấu hiệu bất thường trong dạy - học thêm. Ngành Giáo dục tuyệt đối không nên bao che cho các sai phạm đã được xác định rõ ràng. Những giáo viên o ép học sinh học thêm cần phải buộc nghỉ dạy (vì như thế họ cũng không còn xứng đáng), thay vì các hình phạt nhẹ nhàng như khiển trách hoặc luân chuyển như hiện nay. Luân chuyển những giáo viên thiếu đạo đức chỉ khiến tiêu cực chạy từ nơi này đến nơi khác.
Điểm tích cực của Dự thảo lần này là ít nhất đã tách bạch hai vấn đề khác nhau và mạch lạc hơn trong tư duy ở chỗ: Dạy học là việc của thầy cô; Tổ chức, quản lý hoạt động dạy học là nhiệm vụ của nhà chức trách ngành giáo dục.
Không thể vì khó quản lý mà cấm đoán lao động chân chính của giáo viên, đóng chặt cơ hội cải thiện, nâng cao kiến thức của học trò.
Trương Chí Hùng
" alt="'Đàng hoàng' dạy thêm" />'Đàng hoàng' dạy thêm - Nhận định, soi kèo Argentinos Juniors vs Tigre, 07h30 ngày 31/1: Lợi thế sân nhà
- Soi kèo góc Brisbane Roar vs Western Sydney, 15h35 ngày 31/1
- Giảm nửa chi tiêu vẫn có mâm cơm ngon mùa dịch
- BST bánh trung thu cảm hứng từ 'rồng thần' của JW Marriott Ha Noi
- Quan hệ mẹ chồng
- Nhận định, soi kèo Nottingham vs Brighton, 19h30 ngày 1/2: Mòng biển gãy cánh
- Sao lại ngăn cản vợ báo hiếu cha mẹ cô ấy?
- Gợi ý 14 mâm cơm chay ngon lành, đẹp mắt
- Những điều tối kỵ khi đối thoại với mẹ chồng
-
Nhận định, soi kèo Al Bataeh vs Shabab Al Ahli, 20h15 ngày 30/1: Con mồi ưa thích
Phạm Xuân Hải - 30/01/2025 07:00 Nhận định bó ...[详细] -
Chọn tha thứ hay ly hôn khi người bạn đời ngoại tình?
Trong tình huống này, chuyên gia tâm lý Tuệ An sẽ đưa ra một số khó khăn riêng của từng lựa chọn để giúp bạn hình dung rõ ràng hơn về tương lai và có được quyết định cho bản thân.Nếu chọn ly hôn: Những khó khăn nào đang chờ bạn?
Tình cảm vợ chồng nhiều năm phút chốc tan vỡ chỉ vì có một người thứ 3 chen vào bạn sẽ không khỏi nuối tiếc.
Cuộc sống sau ly hôn do bạn đời phản bội khá khó khăn, cả với đàn ông và phụ nữ. Mọi thứ không thể đủ đầy và vẹn tròn như khi còn gia đình được, nhiều mối quan hệ cũng bị ảnh hưởng và nhiều lo toan hơn.
Kinh tế bị ảnh hưởng nhiều, có thể bị giảm tài sản vì phải chia lúc ra tòa, có khi phải lao động nhiều hơn để có tiền trang trải sinh hoạt và nuôi con, cố gắng nỗ lực gấp đôi những gia đình có cả vợ và chồng.
Con cái thiếu thốn tình cảm của mẹ hoặc cha, ảnh hưởng tâm lý và suy nghĩ của con, chúng có thể cảm thấy mất niềm tin vào tình yêu, thù ghét bố hoặc mẹ (người ngoại tình) hoặc cho rằng bố mẹ không thương yêu mình.
Nỗi đau từng bị phản bội khiến người ta khó mở lòng đón nhận những tình cảm mới, luôn tỏ ra nghi ngờ và thiếu tin tưởng người mới, tạo nên sự bất công với người mới. Có khi ly hôn nhưng vẫn tiếp tục dính mắc đến người cũ, luôn nghĩ đến họ, cả đời oán trách họ.
Tha thứ: Bạn có thật sự quên được nỗi đau bị phản bội
"Gương vỡ lại lành", điều này có thể nhưng dù có gắn bằng keo gì đi chăng nữa thì cũng sẽ không thể sáng được như ban đầu. Nỗi đau từng bị phản bội sẽ ám ảnh và cuộc sống hôn nhân khó mà mặn nồng được.
Luôn có cảm giác nghi ngờ đối phương, không biết khi nào họ sẽ lại phản bội mình tiếp. Mặc dù thân đã về đây nhưng tâm liệu còn đang lai vãng chốn nào, có thật sự đã chấm dứt với người thứ 3 hay chưa.
Thường xuyên đem chuyện làm sai của bạn đời ra để trách móc, oán giận và chì chiết để thỏa mãn sự tức giận và phẫn uất của bản thân, luôn tìm cách nhắc lại để trừng phạt bạn đời khi họ làm sai gì đó.
Mỗi lần gần gũi sẽ nghĩ đến hình ảnh thân mật của bạn đời và người thứ 3, cảm thấy ghê tởm, khinh bỉ. Từ đó không còn cảm giác muốn gần gũi cùng người đó nữa. Cuộc sống hôn nhân càng thêm nguội lạnh xa cách.
Cảm thấy chán ghét chính bản thân mình vì tại sao người ta đã phản bội mình mà mình lại cố gắng tiếp tục, mình thật hèn nhát, mình không có lòng tự trọng ư, sao lại đi níu kéo một người không xứng đáng?
Khi bị bạn đời phản bội, mỗi người sẽ có một lựa chọn, dù ly hôn hay tha thứ và tiếp tục thì đều sẽ có những khó khăn và nỗi khổ tâm riêng.
Chuyên gia tâm lý Tuệ An cho rằng, người trong cuộc phải cân nhắc thật kỹ xem bản thân thực sự muốn gì và có thể chịu được những điều gì rồi đưa ra lựa chọn cho cuộc hôn nhân của mình.
Khi đã chọn rồi thì tuyệt đối đừng hối hận và dính mắc vào nó nữa. Thay vào đó, bạn nên trân trọng những gì đang có, trân trọng người ở bên cạnh, bất cứ ai cũng có thể sai lầm, mọi chuyện đã qua đừng tiếp tục dằn vặt để cả hai cũng khổ đau.
Theo Giáo Dục và Thời Đại
Ai rồi cũng sẽ có những nỗi đau, nhưng người thứ ba đáng thương hay đáng trách?
Thất bại trong tình yêu không đáng sợ, mà sự đáng sợ nhất là do bạn chưa yêu bản thân mình đủ để người thứ ba có cơ hội xen ngang vào gia đình bạn
" alt="Chọn tha thứ hay ly hôn khi người bạn đời ngoại tình?" /> ...[详细] -
Ba thắp nhang khấn vái bàn thờ gia tiên, rồi đem rượu ra bờ sông cúng Bà Cậu. Trong tâm thức của người gần trọn đời sống bám vào sông nước, ba tôi thấy sự thịnh nộ bất thường của con sông liền nghĩ đến điềm chẳng lành.
Tôi nói với ba, chẳng phải thế lực siêu nhiên nào cả, một phần là do người ta hút cát dưới lòng sông, gây ra sạt lở. Ba tôi và mấy cao niên trong xóm không tin. Mọi người bảo chỗ đoạn đất lở mấy năm nay không hề có ghe nào đến lấy cát. Ngược lên phía thượng nguồn một chút thì có. Tôi giải thích là khi con sông bị lấy cát, dòng chảy sẽ thay đổi. Các dòng chảy này có thể tạo ra hiện tượng nước xoáy hoặc "đạp" thẳng vào bờ sông, khiến đất sạt lở.
Mỗi dòng sông tự nhiên được hình thành hàng trăm năm, thậm chí hàng nghìn năm. Thiên nhiên đã tạo cho nó thuộc tính cân bằng và bình ổn. Khi con người tác động vào, tính cân bằng bị phá vỡ. Việc khai thác cát quá mức ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay, trong bối cảnh các nước thượng nguồn đã chặn nhiều đập thủy điện trên dòng Mekong, khiến lượng cát và phù sa không được bù đắp lại đầy đủ. Để cân bằng sự thiếu hụt, các con sông sẽ bào mòn đáy sông hoặc đất cát hai bên bờ, dẫn đến xói mòn bờ sông, sạt lở, kéo theo các công trình, nhà cửa ven bờ sụt xuống và phá vỡ thảm thực vật giữ bờ sông.
Khi người dân quê tôi bắt đầu hiểu ra, họ cũng chỉ biết bất lực nhìn những ghe khai thác cát dập dìu trên khắp các con sông ở miền Tây.
Hiện nay, các tỉnh, thành An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ, Sóc Trăng có 76 mỏ cát được cấp phép khai thác công khai. 500 km bờ sông bờ biển ở miền Tây đã bị sạt lở; nhấn chìm gần 2.000 ngôi nhà và khiến 20.000 hộ dân phải di dời.
Người dân miền Tây vốn có tập quán định cư, mưu sinh ven sông ngòi, kinh rạch. Những vụ sạt lở đang diễn ra ngày càng thường xuyên hơn khiến người dân luôn sống trong nỗi thấp thỏm, bất an. Chính quyền một số nơi giải quyết cho người dân di dời, tái định cư để tránh rủi ro sạt lở, nhưng chỉ là giải pháp tình thế. Bởi thay đổi môi trường sống sẽ kéo theo những hệ lụy, gây cản trở thói quen lao động sản xuất của người dân, phá vỡ sự cố kết giữa gia đình và làng xóm.
Người dân chính là đối tượng bị tác động nặng nề nhất do sạt lở, sụt lún đất đai ở miền Tây. Chính quyền các tỉnh vẫn đang cấp phép cho doanh nghiệp khai thác cát, song song với việc đổ kinh phí vào khắc phục hậu quả của hoạt động này. Người dân có thể không biết số tiền khổng lồ mà các doanh nghiệp đấu thầu khai thác cát đã "chảy" đi đâu. Nhưng họ phải đóng thuế để nhà nước chống sạt lở. Đó là một vòng quay luẩn quẩn, mà hậu quả, người dân đều lãnh đủ.
Việc bắt giữ, xử lý các vụ khai thác cát trái phép vẫn được báo chí đăng tải hàng ngày. Nhưng, tình trạng khai thác cát ở miền Tây vẫn diễn ra rầm rộ. Cái khó là người dân không thể biết đâu là đối tượng hút cát lậu, đâu là người khai thác được nhà nước cấp phép. Dân không thể giám sát, lực lượng chức năng không xử lý triệt để, "cát tặc" ngày càng ngang nhiên.
Chắc chắn không thể chấm dứt khai thác cát sông, vì nhu cầu xây dựng, san lấp mặt bằng, đôn cao đường sá đang cần một lượng cát rất lớn. Tuy nhiên, việc tác động vào bất cứ đoạn nào trong hệ thống sông Cửu Long cũng sẽ làm biến đổi kết cấu chung, gây ra hệ lụy. Do vậy, thay vì cấp phép khai thác cát sông một cách cục bộ, thiếu nhất quán như thời gian qua, chính quyền các tỉnh miền Tây cần bàn thảo một phương án khả thi, khoa học, đồng bộ. Việc cấp phép cần căn cứ vững chắc, dựa trên cơ sở thẩm định của các chuyên gia, giảm thiểu sự tác động đến môi trường. Cần đánh giá sự chênh lệch giữa lượng cát bồi đắp từ thượng nguồn với lượng cát khai thác hàng năm trên toàn đồng bằng, từ đó xây dựng chính sách khai thác cát bền vững. Về lâu dài, những dự án nghiên cứu sản xuất cát nhân tạo cần được tính đến, thay cho cát sông đang ngày càng cạn kiệt.
Hiện nay, không thiếu những quy định pháp luật về quản lý, khai thác tài nguyên khoáng sản, trong đó có cát sông. Nhưng thiếu sự giám sát và thực thi chặt chẽ, những con sông bị rút ruột vẫn hàng ngày kêu cứu.
Trương Chí Hùng
Trở lại Góc nhìnTrở lại Góc nhìn" alt="Những con sông kêu cứu" /> ...[详细] -
5 bất thường ở bánh nhau có thể tổn thương thai nhi
Nhau thai (bánh nhau) là cơ quan kết nối thai nhi với tử cung của mẹ trong thai kỳ giúp cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cho thai nhi. Theo BS.CKI Lê Quang Hưng, Trung tâm Y học bào thai, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, nhau thai phát triển bất thường dẫn đến nhiều rủi ro sức khỏe cho thai nhi và thai phụ. Dưới đây là 5 tình trạng thường gặp.Rối loạn chức năng bánh nhau
Đây là tình trạng bánh nhau không cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng cho thai nhi. Điều này có thể làm tăng nguy cơ thai chậm phát triển, dẫn đến sinh non, lưu thai hoặc biến chứng thai kỳ khác.
Nguyên nhân gây rối loạn chức năng bánh nhau gồm nhau thai quá nhỏ, bị tách khỏi niêm mạc tử cung, tổn thương, nhau hình dạng bất thường. Một số bệnh lý của người mẹ như tiểu đường, huyết áp cao, bệnh tim, tiền sản giật, nhiễm trùng, đông máu... mẹ bầu có thói quen hút thuốc, uống rượu bia, dùng thuốc không kê đơn... cũng có thể khiến nhau bị tổn thương.
Bệnh này không có triệu chứng rõ ràng. Nếu thai phụ xuất huyết vùng kín trong giai đoạn đầu mang thai, thai nhi ít chuyển động hơn, mẹ bầu tăng cân ít có thể là dấu hiệu cho thấy nhau bất thường.
Nhau tiền đạo
Nhau tiền đạo là tình trạng nhau nằm thấp, tràn qua lỗ trong tử cung sau 28 tuần thai, thay vì bám vào phần trên như bình thường, cản trở đường ra của thai nhi khi chuyển dạ.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như đa thai (song thai trở lên), mẹ mang thai nhiều lần, tiền sử u xơ tử cung, sẹo tử cung, bất thường cấu trúc tử cung... Các triệu chứng của nhau tiền đạo gồm chuột rút và chảy máu, thường xuất hiện sau tuần 20.
Bác sĩ Hưng cho biết bệnh ảnh hưởng đến ngôi thai, gây khó sinh, sinh mổ. Một số trường hợp nặng dẫn đến nhau cài răng lược, nhau bong non, sinh non, người mẹ mất nhiều máu, trẻ sơ sinh thiếu cân, suy hô hấp... Nếu bánh nhau không thể tách khỏi lớp niêm mạc tử cung thì bác sĩ phải chỉ định cắt bỏ tử cung, đồng nghĩa người phụ nữ không còn khả năng mang thai và sinh con.
...[详细] -
Nhận định, soi kèo Bremen vs Mainz, 02h00 ngày 1/2: Trở lại mạch thắng
Nguyễn Quang Hải - 31/01/2025 07:43 Đức ...[详细] -
Hoàng Hiệp sang Mỹ định cư: từng ở gara, đi làm tại tiệm phở
Ca sỹ Hoàng Hiệp Hoàng Hiệp là ca sĩ bước lên sân khấu cùng thời với các ca sĩ, nhạc sĩ tên tuổi như Tuấn Hưng, Tường Văn, Hồ Hoài Anh, Bằng Kiều.... Tuy nhiên, 8 năm trước, anh đã bỏ lại sự nghiệp đầy cơ hội tại Việt Nam để sang Mỹ định cư.
Trong lần gặp gỡ với MC Thúy Nga, Hoàng Hiệp đã chia sẻ về quyết định sang Mỹ và cuộc sống thăng trầm suốt 8 năm qua.
Anh cho biết: “Tháng 7/2013, Lãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM muốn kiếm một ca sĩ có khả năng hát tiếng Mỹ tốt và tôi được chọn”.
“Khoảng thời gian đầu qua Mỹ, tôi rất may mắn được ở với anh Bằng Kiều và được anh giới thiệu đi show trong suốt một năm rưỡi. Sau đó tôi xin phép ra ở riêng để tự lập thì bắt đầu khó khăn. Tôi mướn gara để ở, mùa đông thì lạnh mà mùa hè thì nóng.
Cơ hội đi hát lúc đó không nhiều, chỉ hát vào cuối tuần, mà ca sĩ ở Mỹ chỉ chăm chăm đi hát sẽ không đủ sống, trong khi tôi còn phải gửi tiền về Việt Nam lo cho hai con. Sau này tôi xin làm quản lý ở tiệm phở, hôm nào không kẹt xe tôi đi mất 2 tiếng, hôm nào kẹt thì đi mất 4 tiếng là chuyện bình thường. Ở gara 1 năm, tôi được má Ngọc (má nuôi nghệ sĩ Hoài Linh) cho một căn phòng để ở”, Hoàng Hiệp nhớ lại.
Sự giúp đỡ của mọi người khiến Hoàng Hiệp khắc cốt ghi tâm. Anh nói sẽ không bao giờ quên tấm chân tình của anh em nghệ sĩ đã tạo điều kiện để anh có việc làm, nơi ở.
Hoàng Hiệp hơn vợ đúng 12 tuổi. Về câu chuyện hôn nhân, Hoàng Hiệp chia sẻ trước khi qua Mỹ anh đã kết thúc cuộc hôn nhân không trọn vẹn sau khi có 2 con. Đặt chân đến Mỹ, anh bén duyên với bà xã Phương Quỳnh khi tích cực hoạt động trong ca đoàn nhà thờ.
Bà xã Hoàng Hiệp nhỏ hơn anh 12 tuổi. Cả hai đã kết hôn năm 2017, hiện tại anh đã có thêm 2 người con. An cư lạc nghiệp, anh đón thêm 2 con ở Việt Nam sang Mỹ đoàn tụ, cả gia đình 6 người sống vui vẻ, hạnh phúc như không hề có khái niệm con chung, con riêng.
Trong chương trình Gõ cửa thăm nhàtập 75, kể về mối nhân duyên với bà xã Phương Quỳnh, Hoàng Hiệp hóm hỉnh cho rằng mình đã chốt hạ “người đẹp” chỉ bằng món bún đậu mắm tôm do anh tự làm.
Mặc dù phải lòng bà xã từ những lần đầu gặp mặt tại nhà thờ, nhưng anh khiến Phương Quỳnh hiểu lầm bởi phong thái nghiêm nghị nhìn rất “chảnh”. Sau hơn một năm quen Phương Quỳnh, anh gặp tai nạn xe kinh hoàng.
“Trên đường đi sinh nhật về, xe tôi bị một chiếc xe khác tông ngang, xoay mấy vòng rồi đập vào cột điện, bốn bánh xe ngửa lên trời. Lúc đó 3 người chúng tôi mới mở dây an toàn ra, nằm xuống nóc xe đợi cảnh sát tới đập kính, kéo ra. Hiệp bị nứt một cái xương sườn” - Hoàng Hiệp nhớ lại.
Nhắc lại chuyện này, Phương Quỳnh vẫn không quên được cảm giác bị sốc khi nhận cuộc gọi từ bạn trai lúc 2h sáng để báo tin dữ. Nhưng điều khiến cô bất ngờ đó là ngay cả khi vừa trải qua giây phút sinh tử, Hoàng Hiệp vẫn nghĩ tới việc dùng tiền bồi thường để ngỏ chuyện cưới xin.
“Sau vụ tại nạn, anh Hiệp được đền bù 10.000 USD, ảnh chạy qua nói ‘Em ơi có tiền làm đám cưới rồi’. Tôi nghe câu đó mà thương rồi cảm động dễ sợ. Tại lúc đó hai đứa còn nghèo lắm, tôi thì còn đi học, anh Hiệp chưa có việc làm ổn định, phải nhờ tiền đụng xe để làm đám cưới”, Phương Quỳnh chia sẻ.
Cưới xong hai vợ chồng ca sĩ Hoàng Hiệp đối mặt với không ít khó khăn, nhưng chính nhờ sự đồng lòng và tình yêu mãnh liệt đã giúp cả hai có một cái kết viên mãn.
Trong chương trình Gõ cửa thăm nhà, Hoàng Hiệp không quên dành lời ngọt ngào cho vợ: “Đối với Hoàng Hiệp, sự nghiệp lớn nhất là gia đình và Hiệp làm tất cả mọi việc để vợ con có cuộc sống tốt hơn. Phương Quỳnh là một người bạn đồng hành chấp nhận Hiệp cả khi tôi tay trắng, cô ấy là báu vật Hiệp sẽ giữ suốt đời”.
Linh Giang
'Bé' Xuân Nghi sau hơn 10 năm định cư tại Mỹ giờ ra sao?
Từ bỏ sự nghiệp đang thăng hoa tại Việt Nam, Xuân Nghi tự lập tại Mỹ bằng đủ mọi nghề từ bưng phở, bán trà sữa ...
" alt="Hoàng Hiệp sang Mỹ định cư: từng ở gara, đi làm tại tiệm phở" /> ...[详细] -
Sinh viên của tôi không về quê ăn Tết để ở lại Hà Nội kiếm tiền
Không khí Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 đang cận kề. Những ngày này, hầu hết các trường đại học, cao đẳng, trung cấp đều đã cho sinh viên nghỉ học sớm hai tuần để về quê đón Tết cùng gia đình. Phần lớn các bạn trẻ đang học tập tại Hà Nội đều đã thu dọn hành lý, vui vẻ, háo hức trở về quê nhà đoàn tụ với bố mẹ, anh chị em của mình bên mâm cơm đoàn viên.Thế nhưng, không phải ai cũng có điều kiện về quê vào dịp Tết. Một số em sinh viên do gia đình ở xa, điều kiện kinh tế khó khăn, không có tiền mua vé máy bay, vé tàu, vé xe để về quê, nên các em vẫn phải ở lại Hà Nội, tranh thủ làm thêm dịp Tết để kiếm tiền ăn học. Sinh viên của mấy trường đại học, cao đẳng mà tôi đang dạy thỉnh giảng đều có những em có hoàn cảnh như vậy.
Tết là dịp về quê để đoàn tụ gia đình. Với người xa quê điều đó lại càng có ý nghĩa. Nhưng với nhiều người, trong đó có những sinh viên nghèo học tập xa nhà, quyết định về quê lại là cả một nỗi đắn đo, trăn trở. Có em quê ở mãi Quảng Bình, Huế, Sóc Trăng, Bến Tre, Cà Mau, Vũng Tàu... mỗi lần về quê đón Tết và trở lại trường là phải mất vài triệu đồng tiền vé máy bay hay vé tàu. Mà nhà các em vốn đã khó khăn, nếu về quê, bố mẹ các em phải chạy vạy lo cho các em tiền tàu xe, rồi tiền ăn học.
Nghĩ đến cảnh Tết khi mọi người được sum vầy bên người thân, các em cũng tủi thân, nhớ nhà. Nhưng vì hoàn cảnh gia đình còn nhiều khó khăn, muốn học tập để ra trường nên các em đành nén lòng mình lại. Không về quê, các em phải tìm một việc làm thêm thích hợp để vừa có tiền tiêu Tết vừa để vơi đi nỗi nhớ nhà.
Có em sinh viên chia sẻ với tôi rằng: "Bố mẹ em làm nông dân, phải nuôi bốn đứa con đang ở độ tuổi ăn học, nhà lại ở tận Bạc Liêu, phải đi máy bay nên em không có tiền về quê. Em ở lại Hà Nội xin việc làm thêm dịp Tết với hy vọng kiếm thêm một khoản tiền để đóng học cho học kỳ mới". Bạn tôi làm chân giò muối để bán dịp này phải thuê người làm việc, trả tiền công 500.000 đồng mỗi ngày và nuôi ăn cơm ba bữa. Có nhiều sinh viên xin làm luôn cả nửa tháng Tết để kiếm tiền trang trải việc học hành và phụ giúp gia đình.
Một em sinh viên khác tâm sự: "Quê em ở Quảng Bình nghèo lắm, để lo cho em đi học gia đình đã vất vả lắm rồi. Nếu Tết em chịu khó đi làm thì sẽ có một khoản đóng học phí, trả tiền sinh hoạt, đỡ được bao nhiêu cho bố mẹ. Từ trước khi được nghỉ, em đã xin được việc tại một quán cà phê nhưng phải làm đến 30 Tết, sau đó nghỉ một ngày rồi Mùng Hai Tết lại đi làm. Mỗi ngày người ta trả 400.000 đồng, được nuôi ăn ngày ba bữa. Vậy là sau Tết em sẽ kiếm được một khoản tiền kha khá, không phải xin tiền của bố mẹ".
>> Ba năm không về quê ăn Tết để dành tiền làm giàu
Những công việc sinh viên thường làm là lau dọn nhà cửa, giúp việc, phục vụ nhà hàng, khách sạn, quán café, bán quần áo, bán bánh kẹo, bán hoa, hướng dẫn viên du lịch, đi giao hàng, trông giữ xe, bảo vệ công trình... Mấy ngày Tết, được trả lương cao gấp ba lần ngày thường. Một ngày các em có thể kiếm được 300.000-500.000 đồng và còn được nuôi ăn cả ngày. Thế nên, mỗi dịp Tết, các em sẽ kiếm được 5-7 triệu đồng, đủ để đóng học phí cho cả một học kỳ tiếp theo.
Chẳng ai lại không muốn về quê đón Tết cùng gia đình, bạn bè trong dịp năm mới. Thế nhưng, với những sinh viên nghèo lại là cả một khó khăn dài. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng, làm thêm trong dịp Tết đối với sinh viên không chỉ là kiếm thêm thu nhập mà còn là dịp để học hỏi kinh nghiệm trong việc ứng xử giao tiếp, nâng cao kinh nghiệm, kỹ năng sống của bản thân.
Tôi rất vui vì những năm qua, cứ đến dịp Tết Nguyên đán, Ban giám hiệu của nhiều trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Hà Nội lại lên kế hoạch bố trí chỗ ở cho những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn không về quê đón Tết. Thấu hiểu nỗi niềm xa quê khi Tết đến của các em sinh viên, nhiều trường tổ chức các hoạt động giúp đỡ sinh viên. Ban quản lý Ký túc xá nhiều trường tổ chức buổi gặp mặt, chuẩn bị chu đáo các hoạt động văn nghệ và trao quà Tết tặng những sinh viên nội trú có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vươn lên trong học tập.
Phòng Công tác chính trị và Quản lý Sinh viên của một số trường cũng phối hợp với một số công ty tổ chức chương trình hỗ trợ sinh viên về quê đón Tết Nguyên đán bằng những chuyến xe miễn phí. Có trường đại học còn trích ngân sách để hỗ trợ cho các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập về quê đón Tết với mong muốn sẻ chia một phần khó khăn về vật chất và động viên tinh thần đối với các em sinh viên đã vượt lên hoàn cảnh để hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập. Có trường lại tặng tiền mặt cho sinh viên từ 100.000-500.000 đồng. Điều này cho thấy, nhà trường quan tâm, chăm lo chu đáo tới đời sống sinh viên.
Mỗi khi Tết đến, xuân về, những nỗ lực vươn lên của cá nhân mỗi sinh viên cùng với những món quà, sự hỗ trợ tuy không nhiều về giá trị vật chất của các trường đại học, cao đẳng nhưng đã mang lại ý nghĩa to lớn. Năm nay dẫu còn nhiều bạn sinh viên nghèo không có điều kiện về quê đón Tết cùng gia đình nhưng đi làm thêm cũng là cách để các em rèn luyện, trưởng thành hơn và thêm chút niềm vui nhỏ gửi đến bố mẹ ở quê. Dẫu có buồn nhưng biết suy nghĩ về hành động của mình để hướng đến mục đích tốt đẹp thì đó là niềm vui trong năm mới này. Chúc các em đón một năm mới vui vẻ, ấm áp và đầy ý nghĩa.
>> Chia sẻ câu chuyện truyền cảm hứng của bạn tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.
" alt="Sinh viên của tôi không về quê ăn Tết để ở lại Hà Nội kiếm tiền" /> ...[详细] -
Nhận định, soi kèo Esteghlal vs Esteghlal Khuzestan, 20h30 ngày 30/1: Cơ hội cho chủ nhà
Phạm Xuân Hải - 30/01/2025 06:44 Nhận định bó ...[详细] -
7 thức quà đặc trưng mùa thu Nhật Bản
Bánh nướng Momiji Manju là loại bánh có hình chiếc lá phong đặc trưng với nhân mứt và đậu đỏ azuki bên trong. Chiếc bánh này xuất hiện từ đầu những năm 1900 và đã sớm trở thành thức quà đặc trưng của mùa thu Nhật Bản, hay còn gọi là mùa lá phong đỏ. Ảnh: Wego.
Vỏ bánh được làm từ loại bột truyền thống từ lúa mì, trứng, đường và mật ong. Sau đó hỗn hợp được nướng trong khuôn hình lá phong, biểu tượng của chiếc lá trong mùa hút khách du lịch ở Nhật Bản. Hiện nay loại bánh này có nhiều biến tấu về hương vị như vỏ truyền thống từ kem trứng sữa đến trà xanh, đậu đỏ. Ảnh: Wego.
Bên cạnh đó khi vào mỗi nhà hàng Nhật Bản, cá thu đao (sanma) nướng luôn nằm trong danh sách thực đơn phải thử của mỗi du khách dịp thu về. Tín đồ ẩm thực nào cũng yêu thích loài cá da bạc được nướng sơ qua với muối này ở Nhật. Trước khi ăn bạn cần vắt chanh lên phía trên. Bữa ăn tinh túy đặc trưng của người Nhật là cá sanma đi kèm củ cải bào, cơm trắng và súp miso. Loài cá thẳng đứng này chứa nhiều loại dầu tốt cho sức khỏe và được đánh bắt chủ yếu tầm tháng 9, tháng 10. Ảnh: Flickr.
Còn về thực phẩm, người Nhật Bản tự hào về loại nấm tùng nhung (Matsutake) của riêng đất nước họ. Loại nấm này có hương vị ngon ngọt và có nguồn gốc từ cây thông, tạo hương vị unami truyền thống của Nhật. Đây là loại nấm quý hiếm và đắt đỏ thường có mặt trong các bữa ăn của Hoàng gia Nhật Bản. Ảnh: Forager Chef.
Thức quà quý của mùa thu tại Nhật Bản là hồng đào sấy với phần thịt bên trong mềm, tươi ngon khiến nhiều tín đồ ẩm thực yêu thích. Đây cũng là thức quà biếu được ưa chuộng ở nhiều nơi trên thế giới mỗi dịp thu về. Những quả hồng tươi khi đem sấy sẽ trở nên ngọt hơn khi bảo quản lâu đúng quy trình. Ảnh: Wego.
Khác với các loại khoai lang khác, khoai lang Nhật Bản nổi bật với kết cấu mềm mịn và mùi thơm hấp dẫn. Người Nhật thường nướng khoai trên đá nóng để mỗi miếng cắn ám vị khói cho thêm phần hấp dẫn. Đặc biệt ở Nhật Bản, du khách nên tìm những gánh hàng rong bán khoai lang với tiếng chuông leng keng của người bán để thưởng thức đúng điệu nhất món ăn vặt này. Ảnh: Oishii.
Mùi hạt dẻ nướng trên than gợi cảm giác hoài cổ và độc đáo của Nhật Bản. Người Nhật có cách riêng để thưởng thức hạt dẻ chứ không giống như các quốc gia khác. Họ đun nhỏ lửa hạt dẻ với nước tương và rượu chuyên dùng để nấu ăn. Không những vậy, hạt dẻ có biến tấu khác khi được hấp chín và dùng với cơm. Ảnh: Wego.
Mùa thu đến cũng là lúc nông dân ở Nhật Bản có những vụ thu hoạch lúa mới. Gia đình nào cũng mong đợi để được ăn những chén cơm trắng từ gạo mùa này bởi độ ẩm và ngọt ở mức hoàn hảo trong khoảng từ tháng 9 đến tháng 12 mỗi năm. Cơm trắng cũng là món người Nhật luôn ăn kèm hạt dẻ hấp hoặc nấm Matsutake đắt đỏ. Ảnh: Wego.
Theo Zing
Cách muối bắp cải tím giòn ngon
Món bắp cải tím muối chua có kết cấu giòn, hương vị tươi mới, giúp bạn và gia đình chống ngán trong bữa chính.
" alt="7 thức quà đặc trưng mùa thu Nhật Bản" /> ...[详细]
Nhận định, soi kèo Al Najma vs Al Zlfe, 19h50 ngày 29/1: Tin vào chủ nhà
Chú mèo nổi tiếng mạng xã hội với phong cách thời trang sành điệu
Benson là chú mèo được biết đến với vẻ ngoài dễ thương cùng phong cách thời trang sành điệu. Mỗi bức ảnh của Benson đăng tải đều có một lượng lớn người yêu thích. Nhưng ít người biết rằng, cách đây 5 năm, Benson là một chú mèo hoang, sống vất vưởng trên đường phố Dubai. Khi người chủ hiện tại phát hiện Benson, chú mèo đã rất yếu vì thiếu thức ăn. Sau đó, người chủ đã mang Benson về Mỹ và dành cho chú mèo rất nhiều tình yêu thương. Người chủ đã phát hiện ra tình yêu thời trang của chú mèo này khi họ đeo thử một cặp kính cho Benson và nhận thấy chú mèo có vẻ rất thích đeo chúng. Sau một thời gian, người chủ đã thử nghiệm những phong cách thời trang táo bạo hơn với quần áo và mũ. Benson rất yêu thích diện những bộ khác nhau nhưng rất ghét đi giày hay tất. Từ trang phục công sở lịch sự cho đến thời trang nghỉ mát, áo lông sang chảnh... Benson đều có thể tạo ra những bức ảnh đẹp. Người chủ cũng tiết lộ, Benson là một chú mèo ngoan ngoãn và rất thân thiện với con người. Benson có khá nhiều người hâm mộ riêng trên Instagram. Theo VOV
Chú mèo theo chân cặp đôi lên đỉnh núi Thụy Sĩ cao hơn 3.000 mét
Trên đường lên núi Britsen ở Thụy Sĩ, Cyril và Erik Rohrer bắt gặp một chú mèo nhỏ bị lạc chủ. Chú mèo này đã đi cùng với họ lên đến tận đỉnh núi cao 3.073m so với mực nước biển.
" alt="Chú mèo nổi tiếng mạng xã hội với phong cách thời trang sành điệu" />
- Nhận định, soi kèo AS Roma vs Frankfurt, 03h00 ngày 31/1: Cửa dưới ‘tạch’
- Vợ cặp bồ với bạn nhảy vì chê chồng kém tài
- Gỏi cuốn Việt 'làm mưa làm gió' ở Malaysia
- Giúp người nghèo qua Zalo, Facebook: Nơi khó thật, chỗ lừa đảo, trêu đùa
- Nhận định, soi kèo Gokulam vs SC Bengaluru, 20h30 ngày 29/1: Thất vọng cửa dưới
- Oscar: 'Tôi chịu định kiến vì thi đấu ở Trung Quốc'
- Người hùng trẻ tuổi ở Trung Quốc trở thành tội phạm